Nhâm sâm là một trong những loại cây tốt cho sức khỏe. Nhưng dùng nhân sâm nhiều có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nhân sâm là gì?
Nhân sâm hay còn gọi tắt là sâm (Tên khoa học là Panax gingseng). Là loại cây khó trồng, sống lâu năm, cao khoảng 0.6m. Rễ của sâm mọc thành củ to. Phần được mọi người sử dụng nhiều nhất đó là thân rễ và rễ đã sấy khô hay phơi của cây.
Nhân sâm là một trong những vị thuốc lợi về các kinh tỳ, tâm, phế. Theo các tài liệu cổ của Y học Cổ truyền, nhâm sâm có vị ngọt, tính bình. Tuy hơi đắng nhưng sâm có tác dụng bổ khí, điều tiết cơn khát, an thần, chống mệt mỏi và giúp giảm đau mỏi.
Nhâm sâm có tác dụng gì?
1. Giảm căng thẳng thần kinh
Một trong những lợi ích không thể bỏ qua của nhân sâm đó là giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh. Bên cạnh đó, nhân sâm còn giúp người dùng tỉnh táo về mặt tinh thần, giảm mệt mỏi và giúp thay đổi tâm trạng. Vì thế, loại cây này thường được biết đến như loại thảo dược thay thế thuốc chống lo âu và trầm cảm.
Thông thường, khi một người bị căng thẳng quá mức sẽ tăng tiết tố tuyến thượng thận (adrenaline, noradrenaline và cortisol). Điều này ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề về sức khỏe và nhân sâm là loại cây sẽ giúp bạn cân bằng noradrenaline.
2. Giúp giảm mệt mỏi
Adaptogenic có trong nhân sâm sẽ giúp làm thay đổi sinh lý bên trong cơ thể. Giúp thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc quá sức.
Nhân sâm giúp thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc quá sức.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trong nhân sâm có chứa hoạt chất Isullin Analogue - được xem là insulin tự nhiên. Do đó, chất này có tác dụng tương tự insulin, sẽ góp phần hạ đường huyết ổn định và lâu dài khi dùng đúng liều lượng.
Tuy nhiên, không nên sử dụng nhân sâm cùng lúc với thuốc điều trị đái tháo đường để tránh làm giảm lượng đường huyết xuống mức quá thấp. Và bạn đừng quên tham khảo ý kiến các các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết trước khi sử dụng nhân sâm nhé!
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Một trong những lợi ích tiếp theo của nhân sâm đó là tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Vì đặc tính Adaptogenic có trong nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa các tế bào và khôi phục những tế bào bị hư hại ở người lớn tuổi. Ngoài ra, chiết xuất của nhân sâm còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại vaccine ngừa virus cúm.
Một trong những lợi ích tiếp theo của nhân sâm đó là tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể.
5. Giúp giảm nồng độ cholesterol
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thành phần ginsenosides có trong nhân sâm hữu dụng trong việc giảm nồng độ cholesterol bên trong cơ thể. Đặc biệt, trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu) bên trong cơ thể.
Dùng nhân sâm nhiều có tốt không?
Tuy nhân sâm rất tốt cho cơ thể nhưng nếu dùng quá liều khuyến cáo hoặc lạm dụng, có thể làm dạ dày đầy chướng không thèm ăn uống. Thậm chí, có thể gây ngộ độc, làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Ăn hoặc uống một chất nhiều quá sẽ không tốt. Do đó, cần sử dụng nhân sâm với liều lượng vừa phải theo khuyến cáo để nâng cao sức khỏe của bản thân.
Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sống khỏe và làm đẹp, cùng tham gia cộng đồng về sức khỏe NGAY TẠI ĐÂY nhé!
Viết bình luận
Bình luận