;
Khó thở hậu Covid-19 và các biện pháp khắc phục

Khó thở hậu Covid-19 và các biện pháp khắc phục

Một trong những di chứng mà các bệnh nhân mắc Covid-19 gặp phải đó là khó thở, kể cả các bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh không xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng phải điều trị tại bệnh viện. Đây được xem là di chứng đáng lo ngại nhất của Covid-19. Bài viết dưới đây sẽ cho biết nguyên nhân và các phương pháp giúp khắc phục tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây ra khó thở hậu Covid-19 và biểu hiện

Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở hậu Covid-19 là bởi vì sau khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công tất cả các cơ quan. Nhưng thường tập trung chủ yếu tại hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và làm phổi tổn thương. Điều này gây ra một số bệnh về phổi như xơ phổi, xẹp phổi, đông đặc phổi cuối cùng dẫn đến hụt hơi và khó thở.

Các biểu hiện thường gặp đó là: không nói trọn câu vì hụt hơi, khó khăn khi làm việc gắng sức hay đi bộ nhanh. Thậm chí hụt hơi khi chỉ leo vài bậc cầu thang hoặc khi thực hiện các hoạt động bình thường, nhẹ nhàng, không tốn sức, hụt hơi có kèm theo tức ngực, không hát lên được tông giọng cao như trước khi bị Covid-19…

Khó thở hậu Covid-19 và các biện pháp khắc phục

Bất cứ ai cũng có thể có khả năng mắc phải triệu chứng khó thở hậu Covid-19 sau khi khỏi bệnh.

2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc di chứng khó thở hậu Covid-19

Bất cứ ai cũng có thể có khả năng mắc phải triệu chứng khó thở sau khi khỏi Covid-19. Nhưng các trường hợp dưới đây được đánh giá là có nguy cơ cao hơn:

  • Bệnh nhân trên 50 tuổi.
  • Khi mắc Covid-19 trong tuần thứ nhất, bệnh nhân thường xuất hiện nhiều triệu chứng hơn so với những bệnh nhân Covid khác.
  • Bệnh nhân thuộc nhóm bệnh nặng, không tự điều trị tại nhà và cần phải nhập viện để chữa trị.
  • Bệnh nhân có bệnh nền như bệnh về huyết áp, bệnh tiểu đường, các bệnh về phổi, bệnh hen phế quản, bệnh béo phì, bệnh tim mạch, bệnh về gan thận, bệnh ung thư…
  • Bệnh nhân phải can thiệp thở oxy dài ngày, thở máy, ECMO trong quá trình điều trị bệnh hoặc thở không xâm nhập...

3. Các biện pháp cải thiện tình trạng khó thở hậu Covid-19

Để khắc phục tình trạng hụt hơi, khó thở cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tập thở: Các bài tập thở được Bộ Y tế khuyến cáo có hiệu quả trong việc phục hồi, cải thiện chức năng hô hấp bao gồm: hít thở sâu, thở cơ hoành, thở mím môi, ngáp cười, pranayama. Các bài tập này cần được thực hiện hằng ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.
  • Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ là sự lựa chọn phù hợp dành cho người vừa khỏi Covid. Hoạt động thể chất này có cường độ vừa phải và giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất hiệu quả. Bạn nên đi bộ ngoài trời để vừa được tập luyện lại vừa được thư giãn, nên vừa đi vừa kết hợp hít thở đều đặn.
  • Phơi nắng trung bình từ 10 đến 15 phút vào mỗi buổi sáng để cơ thể được hấp thụ đủ vitamin D.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cần bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu calo, protein, vitamin D, khoáng chất…để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý sử dụng thực phẩm mới thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế các sản phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh và khoa học: làm việc và nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, suy nghĩ tích cực, hạn chế áp lực căng thẳng trong cuộc sống.

4. Những trường hợp bị hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 cần phải đến gặp bác sĩ

Những trường hợp nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn và chữa trị kịp thời:

  • Hiện tượng hụt hơi kéo dài trên 3 - 4 tuần và không có xu hướng thuyên giảm, khả năng lao động của người bệnh suy giảm và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
  • Người bệnh đã thực hiện các biện pháp để cải thiện tình trạng khó thở hụt hơi như tập thở, tập phục hồi chức năng hô hấp, uống thuốc điều trị… nhưng triệu chứng khó thở vẫn không thuyên giảm.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng hụt hơi, khó thở có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân Covid, cần được tái khám và can thiệp sớm nhất có thể.
  • Đối với những trường hợp lớn tuổi, có bệnh nền và từng phải thở oxy kéo dài, thở máy…trong thời gian điều trị bệnh, việc tái khám là điều rất cần thiết. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên tái khám ít nhất là 1 lần trong thời gian 1 - 3 tháng sau khi đã khỏi Covid-19.
Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sống khỏe và làm đẹp, cùng tham gia cộng đồng về sức khỏe NGAY TẠI ĐÂY nhé!
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận