;
Vì sao mẹ bầu thường khó thở khi mang thai? ​

Vì sao mẹ bầu thường khó thở khi mang thai? ​

Khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp, và có thể sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Vậy làm sao để cơ thể thích nghi tốt nhất với cảm giác khó chịu này? Hãy cùng tìm hiểu ngay, các mẹ nhé! ​

Ở phụ nữ mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên để nuôi dưỡng cho cả mẹ và bé, vì vậy làm giãn các mạch máu. Khi nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai tăng lên sẽ dẫn đến sự thay đổi trong nhịp thở. Cụ thể:

    - Người mẹ sẽ thở thường xuyên và sâu hơn, hay thở hổn hển

   - Lượng máu tăng có thể gây căng thẳng cho tim và có cảm giác đánh trống ngực.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở của mẹ bầu:

  • Trong tam cá nguyệt thứ nhất - 3 tháng đầu thai kỳ

Cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng - sẽ tăng lên, dẫn đến sự thay đổi trong quá trình hít thở của mẹ bầu. ​

Ngoài ra, sự gia tăng của hormone Progesterone cũng khiến mẹ thở nhanh và nhiều hơn, từ đó mẹ bầu khó thở do nhu cầu cần được cung cấp dưỡng khí tăng cao. ​

  • Trong tam cá nguyệt thứ hai - 3 tháng tiếp theo

Đây là giai đoạn tử cung phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó, lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể, khiến tim phải bơm mạnh hơn để vận chuyển máu qua cơ thể và đến nhau thai cũng là một nguyên nhân.​

  • Trong tam cá nguyệt thứ ba - 3 tháng cuối thai kỳ

Việc hít thở có thể dễ dàng hoặc khó khăn hơn tùy thuộc vào vị trí đầu của thai nhi. Trước khi quay đầu và tiến gần đến xương chậu, đầu của thai nhi có thể nằm dưới xương sườn và ấn vào cơ hoành của mẹ, khiến mẹ cảm thấy khó thở. Tình trạng khó thở thường xảy ra khoảng từ tuần 31 – 34. ​

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng khó thở của mẹ: bệnh hen suyễn, bệnh cơ tim chu sinh, bệnh thuyên tắc phổi. ​Nhìn chung, tình trạng khó thở và nhịp tim nhanh thường là dấu hiệu của thiếu máu và thiếu sắt.

Cách khắc phục tình trạng khó thở của mẹ bầu: ​

  • Chú ý đến cân nặng

Tăng cân hợp lý khi mang thai giúp đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu tăng cân trong khoảng 1,5 đến 2 kg mỗi tháng là hợp lý.

Việc ăn uống trong thai kỳ là cho cả hai mẹ con, nhưng không đồng nghĩa là ăn gấp đôi. Vì vậy, các mẹ cần chọn những thực phẩm giàu chất xơ, Acid folic và đặc biệt là thực phẩm giúp cung cấp sắt vì sắt tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. 

Hoặc có thể dùng viên bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai để được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu một cách tiện lợi và nhanh chóng trong cả 3 giai đoạn: Trước thai kỳ, trong thai kỳ và cho con bú.

  • Nghỉ ngơi: ​

Ngủ với gối hỗ trợ lưng trên có thể khiến tử cung nghiêng xuống và cung cấp cho phổi nhiều không gian hơn. Nghiêng nhẹ sang trái cũng giúp tử cung không đè lên động mạch chủ, động mạch chính di chuyển máu kết hợp oxy qua cơ thể. ​

  • Tập những bài tập thư giãn giúp thở dễ dàng hơn

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga là biện pháp giúp cải thiện nhịp thở và điều hòa nhịp tim khá lý tưởng. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thở thường được sử dụng trong lúc sinh nở để việc hô hấp dễ dàng hơn.

Mẹ bầu thường hỏi: “Liệu hơi thở của tôi có làm ảnh hưởng tới con tôi không?

Việc hụt hơi hay khó thở thường xuyên hơn trong thai kỳ là điều diễn ra bình thường ở hầu hết phụ nữ mang thai và điều đó sẽ không làm tổn thương con bạn, miễn là không xảy ra bất cứ dấu hiệu nào khác. Ngay cả khi bạn ít gặp tình trạng này, thì vẫn nên tập hít thở sâu và hiệu quả để con bạn nhận được lượng máu và oxy xuyên suốt quá trình mang thai.

Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sống khỏe và làm đẹp, cùng tham gia cộng đồng về sức khỏe NGAY TẠI ĐÂY nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

adomync 04/04/2022

Most muscles taper to a single tendon. Mgmhsm [url=https://oscialipop.com]buy cialis 10mg[/url] Dlngxd cheapest prices for viagra cialis levitra cialis generic buy Viagra Blitzversand Vkopmz https://oscialipop.com - buy cialis viagra