Mang thai là khoảng thời gian nhiều chị em cảm thấy phấn khích. Nhưng bên cạnh đó, cũng không tránh khỏi sự lo lắng. Đặc biệt, đối với những phụ nữ đang đi làm, họ lại càng lo rằng công việc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và con.
Vì thế, Trẻ và Khỏe sẽ mang đến tất tần tật những kiến thức cần thiết về cách làm việc an toàn khi mang thai, một số mẹo về thời điểm cũng như cách thông báo cho sếp biết bạn đang mang thai nhé!
Vậy làm việc khi đang mang thai có an toàn không?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hầu hết mọi người đều có thể tiếp tục làm việc khi đang mang thai. Nhưng sự an toàn trong công việc của bạn phụ thuộc vào các yếu tố như:
Công việc bạn đang làm.
Tình trạng sức khỏe.
Bất kỳ các biến chứng của bạn khi mang thai
Ngoài ra, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ nếu lo lắng về công việc sẽ ảnh hưởng đến đứa con. Hoặc nếu công việc khiến bạn gặp bất kỳ rủi ro nào sau đây:
Tiếp xúc với hóa chất, bức xạ hoặc các vật liệu nguy hiểm khác.
Đứng hoặc leo trong thời gian dài.
Mang hoặc nâng những vật nặng.
Tiếng ồn lớn hoặc rung động từ máy móc hạng nặng.
Làm việc trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.
Số giờ và thời gian làm việc trong ngày cũng là một trong những yếu tố:
Một nghiên cứu năm 2014 của phụ nữ Nhật Bản đã phát hiện ra rằng những người làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần có nguy cơ sẩy thai và sinh non cao hơn. Và làm việc càng nhiều giờ (51–70 giờ và hơn 71 giờ) có nguy cơ càng cao. Nguy cơ này cũng cao nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Đan Mạch từ năm 2019 cho thấy những người làm việc ít nhất hai ca đêm mỗi tuần có thể có nguy cơ sẩy thai cao hơn (32%) so với những người làm việc vào ban ngày.
Cách đối phó với các triệu chứng mang thai phổ biến tại nơi làm việc
Đây là cách bạn có thể đối phó với những dấu hiệu mang thai trong công việc. Nhưng nếu bạn cảm thấy đau, chuột rút hoặc gặp bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác, hãy liên hệ với bác sĩ ngay nhé!
Ốm nghén
Buồn nôn và nôn có thể bắt đầu sớm trong thai kỳ. Nếu bạn cảm thấy ốm, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân và tránh chúng. Hoặc việc ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ làm từ thức ăn nhạt (như bánh mì, bánh quy giòn, sốt táo) suốt cả ngày có thể hữu ích. Trà gừng hoặc bia gừng cũng có thể giúp bạn giảm ốm nghén.
Nếu bạn bị ốm nghén nặng, việc báo với cấp trên sẽ giúp ích rất nhiều đấy! Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc.
Mệt mỏi
Đặc biệt, bạn có thể kiệt sức trong tam cá nguyệt đầu tiên và một lần nữa khi gần đến ngày dự sinh. Vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ ngơi đủ nhiều trong những giờ không phải làm việc.
Ví dụ: Các chuyên gia chia sẻ bạn cần ngủ 8 tiếng rưỡi đến 9 tiếng rưỡi mỗi đêm khi mang thai.
Bạn có thể cân nhắc về việc giảm tải khối lượng sau giờ làm việc nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc ốm. Và nhờ đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh về việc đi chợ, dọn dẹp nhà cửa...
Thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể
Nhu cầu hydrat hóa của bạn sẽ tăng lên khi mang thai. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên uống 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày. Do đó, bạn có thể chuẩn bị sẵn một chai nước lớn ở bàn làm việc để thuận tiện trong việc cấp nước cho cơ thể nhé!
Đi tiểu thường xuyên
Việc cung cấp nhiều nước sẽ khiến bạn thấy mình cần đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Những lúc như thế, các chị em hãy thải ra nhé! Vì giữ nước tiểu quá lâu có thể làm suy yếu bàng quang. Thậm chí, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) theo thời gian đấy!
Đau lưng hoặc vùng chậu
Bạn có thể bị đau nhức nhiều hơn khắp cơ thể do hormone làm giãn dây chằng và khớp. Đặc biệt, lưng hoặc xương chậu của bạn có thể bị đau khi bụng to lên.
Đặc biệt, lưng hoặc xương chậu của bạn có thể bị đau khi bụng to lên.
Vì thế, dưới đây sẽ là những mẹo để giảm bớt sự khó chịu:
Mang giày thể thao nếu công việc của bạn phải đứng hoặc di chuyển nhiều.
Chú ý đến tư thế của bạn khi nâng và nâng bằng phần thân dưới chứ không phải bằng lưng.
Hãy nghỉ ngơi khi cần thiết để cơ thể được nghỉ ngơi. Nếu bạn đứng trong thời gian dài, hãy thử chống một chân lên hộp hoặc ghế đẩu để giảm bớt căng thẳng ở lưng. Nếu bạn ngồi trong thời gian dài, hãy duy trì tư thế tốt nhất có thể và hỗ trợ phần lưng dưới của bạn bằng một chiếc gối nhỏ.
Bạn có thể đeo đai hỗ trợ khi mang thai để giảm bớt căng thẳng của bụng trên lưng và xương chậu của bạn.
Sử dụng miếng đệm nóng hoặc túi đá để giảm đau. (Chỉ cần không đặt miếng đệm nóng lên bụng của bạn.) Nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để có thêm các biện pháp thoải mái.
Khi nào để chia sẻ tin tức mang thai của bạn?
Không có tiêu chuẩn cụ thể về thời gian thông báo với sếp việc mang thai. Nhưng việc chia sẻ với sếp có thể giúp bạn thoải mái hơn. Hoặc bạn có thể giữ điều này vì lý do cá nhân.
Dưới đây là một số cân nhắc về thời điểm bạn nên chia sẻ tin tức của mình:
Nếu bạn làm công việc khuân vác nặng hoặc tiếp xúc với hóa chất thì nên báo cho cấp trên càng sớm càng tốt.
Bạn nên chia sẻ điều này với cấp trên nếu sức khỏe kém hoặc gặp các biến chứng thai kỳ cần đến bác sĩ hoặc nghỉ ngơi bổ sung.
Làm thế nào để yêu cầu một lịch trình linh hoạt?
Bạn sẽ cần thời gian nghỉ ngơi cho các cuộc hẹn trước khi sinh. Khi quá trình mang thai tiến triển, những cuộc hẹn này sẽ trở nên thường xuyên hơn. Thậm chí, bạn có thể phải làm thêm nhiều xét nghiệm hoặc cuộc hẹn nếu gặp các biến chứng.
Vì thế, hãy thông báo với sếp về những thời gian bạn cần cho các cuộc hẹn này. Vì việc gặp bác sĩ thường xuyên là chìa khóa để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh đấy! Để có thể sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ, bạn có thể yêu cầu một lịch trình linh hoạt.
Lịch trình linh hoạt sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi làm việc của bạn, nhưng chúng có thể bao gồm:
Đến muộn và rời văn phòng muộn hơn trong ngày.
Đến sớm và rời văn phòng sớm hơn trong ngày.
Chuyển giờ nghỉ trưa của bạn để đến muộn hoặc về sớm.
Làm việc nhiều giờ hơn vào những ngày nhất định trong tuần và có một ngày nghỉ.
Nếu bạn không thể sắp xếp một lịch trình linh hoạt, dưới đây sẽ là một số mẹo để lên lịch cuộc hẹn khám bệnh của bạn:
Bạn có thể đặt lịch hẹn trong giờ ăn trưa hoặc vào ngày nghỉ.
Hỏi bệnh viện của bạn có những giờ khác hay không. Vì một số văn phòng có thể cung cấp các cuộc hẹn buổi tối hoặc cuối tuần để đáp ứng lịch làm việc bận rộn.
Bạn nên thông báo về lịch hẹn với sếp trước để họ có thể sắp xếp công việc phù hợp với khung giờ bạn cần đi khám bệnh.
Hãy mang theo một cuốn sổ nhỏ bên mình để ghi lại các lịch hẹn, tránh bị trùng các lịch công việc khác của bạn.
Những dấu hiệu bạn cần ngừng làm việc trước thời gian quy định
Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng có thể thay đổi khi bạn gần đến ngày dự sinh. Bác sĩ có thể đề nghị nghỉ làm sớm nếu bạn gặp các biến chứng về sức khỏe, chẳng hạn như chuyển dạ sinh non.
Các triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:
Chuột rút, đau hoặc áp lực ở bụng
Chảy nước, có máu hoặc dịch tiết khác từ âm đạo
Các cơn co thắt đau đớn hoặc không đau đến thường xuyên
Vỡ ối (còn được gọi là vỡ nước của bạn)
Tất nhiên, việc chuyển dạ sinh non không phải là biến chứng duy nhất mà bạn có thể gặp phải. Thực tế, bạn có thể ngủ không ngon hoặc có những vấn đề về thể chất khác khiến công việc của bạn không thoải mái.
Những lúc như thế, bạn hãy thảo luận về các biến chứng và triệu chứng với bác sĩ của mình. Vì họ có thể đưa ra những gợi ý về để giúp bạn thoải mái hơn trong công việc đấy
Mong rằng với những thông tin trên, các chị em sẽ bỏ túi cho mình các bí kíp cần thiết khi mang thai nhé!
Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sống khỏe và làm đẹp, cùng tham gia cộng đồng về sức khỏe NGAY TẠI ĐÂY nhé!
Nguồn:
Marcin, A. (2021). All About Working During Pregnancy. [online] Healthline.com. Available at:
https://www.healthline.com/health/pregnancy/working-while-pregnant-2 [Accessed 06.04.2021]
Viết bình luận
Bình luận