;
Bệnh Alzheimer và những điều cần biết

Bệnh Alzheimer và những điều cần biết

Hội chứng Alzheimer được biết đến như một dạng bệnh gây mất trí nhớ, giảm khả năng tư duy và các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh và các biểu hiện cũng như những rủi ro của Alzheimer, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh Alzheimer là gì?

Alzheimer là một dạng bệnh gây suy giảm trí nhớ ở người bệnh, phổ biến nhất là người già. Người bệnh ban đầu sẽ có biểu hiện suy giảm trí nhớ, dần dần sẽ mất trí nhớ vĩnh viễn. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, tới khả năng suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer, nhưng họ đã xác định được các yếu tố có thể gây bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Người già thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phần lớn những bệnh nhân Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền có thể là một trong những nguyên nhân của bệnh Alzheimer.
  • Một số yếu tố khác như: Gặp những chấn thương về não, bệnh nhân tiểu đường, có vấn đề về tim mạch, thường xuyên thức khuya, hay lo lắng, suy nghĩ, phiền muộn…

Lưu ý: Những yếu tố kể trên chỉ làm tăng mức độ rủi ro mắc bệnh, không có nghĩa bạn sẽ mắc bệnh Alzheimer khi có một hoặc nhiều yếu tố trên.

3. Biểu hiện của Alzheimer

Bệnh Alzheimer sẽ có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng theo từng giai đoạn khác nhau nhưng có một số biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Sa sút trí nhớ và khả năng nhận thức: Quên các cuộc hẹn, lạc đường, quên đồ đạc trong nhà, quên các việc xảy ra trong quá khứ, không thể hiểu.
  • Suy giảm khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khó tập trung.
  • Thay đổi tâm trạng, tính cách, hành vi, thích ở một mình, không thích tham gia các hoạt động tập thể, nơi đông người.
  • Không phân biệt được thời gian, địa điểm, vị trí của đồ đạc và cách sử dụng những vật dụng quen thuộc.

4. Chẩn đoán bệnh Alzheimer

  • Để chẩn đoán bệnh Alzheimer, bạn cần gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra và đánh giá tình hình bệnh.
  • Cần hỏi bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, những thay đổi về tính cách, thói quen…để biết bệnh nhân có bị suy giảm trí nhớ không, mức độ suy giảm trí nhớ và tư duy ra sao….
  • Thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu để có thể tìm ra các nguyên nhân khác.
  • Làm các bài test trí nhớ, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), đánh giá tâm thần tối thiểu (MMSE), đánh giá sa sút trí tuệ (Mini-Cog).

5. Các biện pháp điều trị bệnh Alzheimer

Alzheimer là một căn bệnh phức tạp và không thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc hay bất cứ phương pháp điều trị nào. Mục đích của những phương pháp điều trị là để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế những tác động tiêu cực của bệnh đến cuộc sống và những người xung quanh, để người bệnh không cảm thấy tủi thân và cô độc.

Người bệnh cần áp dụng những phương pháp:

  • Sử dụng thuốc duy trì chức năng tâm thần và kiểm soát hành vi, nhưng cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, hạn chế đồ uống có cồn, nhiều dầu mỡ, thuốc lá
  • Tham gia các hoạt động thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng, hội nhóm, đọc sách, thư giãn,…..
  • Cần có sự chăm sóc, giúp đỡ của người thân, gia đình, bạn bè để bệnh nhân luôn cảm thấy được quan tâm, tạo cảm giác an toàn.

6. Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer

  • Ăn uống khoa học, điều độ, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Luyện tập các trò chơi, hoạt động tốt cho não như giải đố, chơi cờ, làm đồ thủ công…
  • Suy nghĩ tích cực lạc quan, tránh để căng thẳng và stress
  • Bảo vệ vùng đầu tránh những tổn thương không đáng có.

Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sống khỏe và làm đẹp, cùng tham gia cộng đồng về sức khỏe NGAY TẠI ĐÂY nhé!

Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận