;
Mất trí nhớ và những triệu chứng bạn cần lưu ý

Mất trí nhớ và những triệu chứng bạn cần lưu ý

Mất trí nhớ có thể là hậu quả sau khi động kinh, chấn thương sọ não hoặc rối loạn tâm lý. Điều này khiến người bệnh không thể nhớ một phần hoặc hoàn toàn các sự kiện đã qua trong quá khứ. Có nhiều loại mất trí nhớ và những triệu chứng khác nhau, hãy cùng Trẻ và Khỏe tìm hiểu trong bài viết này để biết rõ hơn nhé!

Mất trí nhớ có phải là bệnh?

Mất trí nhớ không phải là bệnh, mà là một hội chứng với các triệu chứng tương tự như các bệnh về não. Dẫn đến suy giảm các khả năng nhận thức như sự chú ý, trí nhớ, lý luận logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Mất trí nhớ ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và bất kì đối tượng nào, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh.

Mất trí nhớ và những triệu chứng bạn cần lưu ý

Mất trí nhớ và những triệu chứng bạn cần lưu ý.

Chứng mất trí nhớ có thể được phân loại thành:

- Thuận chiều: Không có khả năng nhớ những ký ức mới.

- Ngược chiều: Mất trí nhớ đối với các sự kiện đã qua trong quá khứ.

Nguyên nhân của mất trí nhớ

Nguyên nhân phổ biến nhất chính là tuổi tác, hội chứng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi độ tuổi ngày càng tăng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh Parkinson
  • Chấn thương sọ não
  • Các bệnh về não: Xuất huyết não, khối u ở não, viêm não, nhồi máu não,…
  • Trầm cảm
  • Đột quỵ nhiều lần
  • Lạm dụng rượu

Ngoài ra, còn nguyên nhân liên quan đến các yếu tố tâm lý như: Những cú sốc tâm lý, chấn thương tinh thần. Với trường hợp này, bệnh nhân thường là nạn nhân của các tội ác về bạo lực, họ có khả năng mất ký ức cá nhân và ký ức tự truyện trong một thời gian ngắn.

Các triệu chứng của mất trí nhớ

  • Suy giảm trí nhớ, khó tập trung, hay bị ảo giác, nghiêm trọng hơn là hoang tưởng.
  • Suy giảm hoặc mất các khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo, khả năng phối hợp, gặp khó khăn khi thực hiện một số hoạt động thường ngày.
  • Rối loạn cảm xúc: Dễ cáu giận, dễ bị kích thích, có cảm giác tiêu cực và tuyệt vọng.
  • Rối loạn hành vi, cử động bị trở ngại, chậm chạp.

Chẩn đoán bệnh và cách điều trị

Người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn và đánh giá toàn diện vì đây được xem là dấu hiệu về bệnh lý nghiêm trọng.

  • Cần đánh giá dựa trên các triệu chứng và các thông tin khai thác được từ bệnh nhân, gia đình, bạn bè hoặc người chăm sóc của bệnh nhân.
  • Thực hiện các bài trắc nghiệm về thần kinh – tâm lý.
  • Chụp X-Quang sọ não.
  • Chụp toàn diện cắt lớp (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)
  • Chụp ảnh chức năng não SPECT
  • Đo điện não đồ EEG

Những phương pháp được sử dụng để điều trị chứng mất trí:

  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng duy trì trí nhớ và khả năng nhận thức như: Tacrine, donepezil, rivastigmine…
  • Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, các liệu pháp ngôn ngữ và cách nói chuyện, học các lớp kỹ năng rèn luyện trí nhớ (Sử dụng hình ảnh, mùi hương thân thuộc, âm nhạc để khơi gợi trí nhớ).
  • Cần có sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ đặc biệt từ gia đình của người bệnh để theo dõi tình hình, an ủi khi người bệnh trong tình trạng gặp ảo giác hoặc nhầm lẫn.
  • Tập luyện thể dục thể thao với các bài tập thư giãn, nhẹ nhàng và kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia...

Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sống khỏe và làm đẹp, cùng tham gia cộng đồng về sức khỏe NGAY TẠI ĐÂY nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận